Saturday, 20/04/2024 - 04:36|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trần Hưng Đạo

CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG THÁNG 10/ 2017

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

TỔ:  SỬ - ĐỊA - GDCD

 

CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG THÁNG 10/ 2017

 

Tên chuyên đề:

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY MÔN ĐỊA LÍ

 

Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Lan

                               

I. Lí do chọn chuyên đề.

   Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau.

   Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới được sử dụng rộng rãi và được đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng học sinh và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập cho các em.

  Đối với việc dạy học bộ môn Địa lí ở trường THCS, qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bản thân tôi nhận thấy hoạt động nhóm đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học Địa lí, các em nắm chắc kiến thức, chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnh đó hoạt động theo nhóm còn phát triển được cho học sinh các năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, biết phát biểu ý kiến của mình, biết thuyết phục, biết chất vấn, biết tôn trọng người khác...  giúp các em hoàn thiện nhân cách để trở thành những công dân tốt.

  Từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề : Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm để nâng cao hiệu quả tiết dạy Địa lí.

 * Thời gian thực hiện: Tiết 3.  Thứ 4 ngày 18  tháng 10 năm 2017

 * Lớp thể hiện:  7A

 * Bài dạy: Tiết 20. Bài 19.  MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

 

II. Nội dung và phương pháp thực hiện.

 1. Nội dung:  

 Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm qua 2 nội dung của bài:
 - Đặc điểm của môi trường hoang mạc.

 - Sự thích nghi của thực, động vật ở môi trường hoang mạc.

2. Phương pháp thực hiện.

 - GV ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy với việc trình chiếu các lược đồ, biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, tranh ảnh, đoạn phim, các câu hỏi thảo luận nhóm, bài tập…

- Chia lớp thành các nhóm. Giao việc cho từng nhóm. Trong qua trình HS hoạt động nhóm GV theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm….

- Các nhóm HS thảo luận các nội dung dựa trên cơ sở quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, đoạn phim… kết hợp hiểu biết của bản thân để thảo luận, tranh luận tìm ra kiến thức đúng. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, chất vấn, tranh luận …. 

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực…

Cụ thể: Mục 1. Đặc điểm của môi trường

 - Chiếu H19.1- Lược đồ phân bố hoang mạc. HS quan sát hình 19.1.

H. Xác định vị trí của MT hoang mạc trên lược đồ? Chỉ và đọc tên một số HM lớn? HM nào có diện tích lớn nhất? Nhận xét về diện tích của các hoang mạc?

- Gọi một HS lên trình bày trên LĐ. Cả lớp quan sát, theo dõi và nhận xét, bổ sung.

H. Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? 

- Trao đổi nhóm bàn (2’):  Dựa vào hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết HM được hình thành do những nguyên nhân nào?

 HS trao đổi và trình bày, nhận xét, bổ sung..... GV chuẩn.

- Chiếu 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 HM.

H. Cho biết 2 biểu đồ này thuộc đới nào?

- Trao đổi nhóm lớn (3’): Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 hoang mạc, ghi kết quả vào bảng phụ.

+ Nhóm tổ 1,2:   Hoang mạc đới nóng, hình 19.2.

+ Nhóm tổ 3,4:   Hoang mạc đới ôn hòa, hình 19.3.

- GV hướng dẫn các em cách đọc và phân tích. Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả => Nhận xét => Bổ sung, tranh luận ( nếu có); GV chuẩn bằng bảng kiến thức đã chuẩn bị trước.

H. So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà?

- Chiếu H 19.4;19.5.  Đọc tên 2 ảnh và cho biết ốc đảo là gì ? ( Bảng tra cứu)

H.  Mô tả quang cảnh của hoang mạc qua 2 ảnh?

- Chiếu thêm và 1 số hình ảnh thực, động vật và dân cư ở HM.

- Trao đổi nhóm bàn (2’): QS tranh ảnh kết hợp hiểu biết, hãy nhận xét về bề mặt của hoang mạc, đặc điểm thực động vật và dân cư ở hoang mạc? Nguyên nhân?

Mục 2. Sự thích nghi của thực, động vật

- GV chuẩn bị đoạn phim về sự thích nghi của động, thực vật ở HM cùng một số tranh ảnh.

- Trao đổi nhóm bàn (3’): Xem đoạn phim kết hợp quan sát tranh ảnh , kênh chữ SGK hãy cho biết thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn như thế nào?

+ HS trao đổi, trình bày, nhận xét, bổ sung, đưa ra các dẫn chứng cụ thể…..

+ Giáo viên cung cấp thêm thông tin, nhấn mạnh và chuẩn kiến thức.

H. Qua phần tìm hiểu về sự thích nghi của động, thực vật ở HM em rút ra bài học gì cho bản thân? ( Biết khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống…)

- Liên hệ: Ở Việt Nam có hoang mạc không? Vì sao? 

Nêu các giải pháp chống hiện tượng hoang mạc hóa ở nước ta? 

III. Kết quả thực hiện:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...                                                            

                                                                     Kon Tum,  ngày 5/ 10 / 2017

 

                                                                        Người viết chuyên đề:

 

                                                                                      

                                                                                                           Phạm Thị Lan

GIÁO ÁN CHI TIẾT

Chương III:   MÔI TRƯỜNG HOANG MC.

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Bài 19 :  MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  - Học sinh trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bn ca môi trường HM. 

  - Phân biệt được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa HM đới nóng và HM đới ôn hòa.

  - Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật ở môi trường hoang mc.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích  lược đồ phân bố môi trường hoang mạc và so sánh 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ: Biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Biết bảo vệ môi trường, chống hoang mạc hóa.

II. Chuẩn bị:

   1. Giáo viên: Bản đồ các môi trường địa lí.  Ứng dụng CNTT (Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. Tranh ảnh về hoang mạc. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm….). Bảng phụ.

   2.  Học sinh:  Chuẩn bị nội dung của bài 19. Tìm hiểu về các hoang mạc trên thế giới. Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy và học:

  1. Ổn định lớp (1’):

  2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

    H. Kể tên các kiểu môi trường ở môi trường đới nóng và đới ôn hòa? Kiểu môi trường nào có cả ở đới ôn hòa và đới nóng? Môi trường đó có đặc điểm gì?

Đáp án:

 - Môi trường đới nóng gồm 4 kiểu môi trường: Xích đạo ẩm; Nhiệt đới; Nhiệt đới gió mùa; Hoang mạc.

 - Môi trường đới ôn hòa gồm 5 kiểu môi trường: Ôn đới hải dương; Ôn đới lục địa; Địa Trung Hải;  Cận nhiệt đới gió mùa; Hoang mạc.

 - Môi trường hoang mạc (Tùy vào hiểu biết mà HS trả lời phần đặc điểm)

3. Bài mới (35’): GV giới thiệu chương, bài mới .....

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

 

*HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường (23’)

( Cả lớp, cá nhân, trao đổi nhóm)

- Treo BĐ các môi trường địa lí.

H.  Xác định vị trí của MT hoang mạc trên bản đồ? Nhận xét về diện tích của các hoang mạc?

- Gọi một HS lên trình bày trên LĐ. Cả lớp quan sát, theo dõi và nhận xét, bổ sung.

- GV chuẩn. (Khoảng gần 1/3 diện tích đất nổi trên TĐ)

- Chiếu H19.1- Lược đồ phân bố hoang mạc.

H. Các hoang mạc trên thế giới thường phân b đâu? 

- Trao đổi nhóm bàn (2’):  Dựa vào hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết HM được hình thành do những nguyên nhân nào?

+ HS trao đổi và trình bày, nhận xét, bổ sung.

+ GV chuẩn.

(Dòng biển lạnh chảy ven bờ ngăn hơi nước từ biển vào; Nằm sâu trong nội địa -> ít chịu ảnh hưởng ca bin; Dc 2 chí tuyến có 2 dải khí áp cao -> hơi nước khó ngưng t thành mây -> ít mưa)

H. Chỉ và đọc tên một số HM lớn? HM nào có diện tích lớn nhất?

- Chiếu 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 HM (hình 19.2, 19.3)

H. Cho biết 2 HM này thuộc đới nào?

- Trao đổi nhóm lớn (3’): Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 hoang mạc, ghi kết quả vào bảng phụ.

+ Nhóm tổ 1,2:   Hoang mạc đới nóng, hình 19.2.

+ Nhóm tổ 3,4:   Hoang mạc đới ôn hòa, hình 19.3.

 

Đặc điểm

Hoang mạc đới nóng

(Xa-ha-ra 190B)

Hoang mạc đới ôn hòa

(Gô-bi 430B)

Nhiệt độ cao nhất ( mùa hạ):

 

 

Nhiệt độ thấp nhất ( mùa đông):

 

 

Biên độ nhiệt:

 

 

Lượng mưa:

 

 

Nhận xét chung:

Biên độ nhiệt:

Mùa hạ:

Mùa đông:

Biên độ nhiệt:

Mùa hạ:

Mùa đông:

- GV hướng dẫn các em cách đọc và phân tích. Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả => Nhận xét => Bổ sung, tranh luận…. GV chuẩn bằng bảng kiến thức đã chuẩn bị trước.

H. So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà?

- GV giảng thêm về chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở HM, độ bốc hơi, chế độ mưa...

H. Hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?

( khô hạn và khắc nghiệt)

 

 

- Chiếu H 19.4;19.5.  Đọc tên 2 ảnh và cho biết ốc đảo là gì ? ( Bảng tra cứu)

H.  Mô tả quang cảnh của hoang mạc qua 2 ảnh?

- Chiếu thêm và 1 số hình ảnh thực, động vật và dân cư ở HM.

- Trao đổi nhóm bàn (2’): QS tranh ảnh kết hợp hiểu biết, hãy nhận xét về bề mặt của hoang mạc, đặc điểm thực động vật và dân cư ở hoang mạc? Nguyên nhân?

+ HS trao đổi, trình bày, nhận xét, bổ sung, tranh luận…

+ Giáo viên cung cấp thêm thông tin, nhấn mạnh và chuẩn kiến thức.

*HĐ2: Tìm hiểu sự thích nghi của thực, động vật với môi trường (Trao đổi nhóm, cá nhân – 12’)

- GV chuẩn bị đoạn phim về sự thích nghi của động, thực vật ở HM cùng một số tranh ảnh.

- Trao đổi nhóm bàn (2’): Xem đoạn phim kết hợp quan sát tranh ảnh , kênh chữ SGK hãy cho biết thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn như thế nào?

+ HS trao đổi, trình bày, nhận xét, bổ sung, đưa ra các dẫn chứng cụ thể, tranh luận…

+ Giáo viên cung cấp thêm thông tin, nhấn mạnh và chuẩn kiến thức.

 

 

 

- Liên hệ: Ở Việt Nam có hoang mạc không? Vì sao?

GV chiếu 1 số hình ảnh các cồn cát ở Mũi Né. Bình Thuận, Ninh Thuận là nơi có khí hậu nóng và khô hạn nhất nước ta do gió Tây Nam thổi song song với bờ biển nên mưa rất ít => Quá trình hoang mạc hóa, biện pháp khắc phục…..

1. Đặc điểm của môi trường

 

 

- Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất.

 - Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.

 

 

 

- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thng tr hoc sâu trong ni địa…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khí hậu: khô hạn và khắc nghiệt.

+ Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

+ Hoang mạc đới ôn hoà: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa đông rất lạnh, mùa hạ  không nóng lắm.

 

 

 

 

- Phần lớn bề mặt HM bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ.

- Thực vật cằn cỗi, thưa thớt.

- Động vật rất hiếm.

- Dân cư ít, chỉ tập trung ở các ốc đảo.

 

 

 

 

 

 

2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường:

 

 

   Thực vật, động vật thích nghi  với môi trường bằng cách: tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể…

- Thực vật: Lá biến thành gai, lá bọc sáp, dự trữ nước trong thân, bộ rễ to và dài…

- Động vật: Vùi mình trong cát, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu đói khát, chạy nhanh, đi xa để tìm kiếm thức ăn, nước uống….

4. Đánh giá (3’).

1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hoang mạc?

a. Chênh lệch nhiệt độ trong năm lớn.                  b. Lượng mưa ít. Độ bốc hơi cao.

c. Lượng mưa nhiều. Thực vật phong phú            d. Thực vật cằn cỗi, nghèo nàn.

2. Động, thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào?

3. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung của bài. Gọi 2 em lên bảng trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chuẩn.

IV. Hoạt động nối tiếp(2’):

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài 20:

+ Tìm hiểu các hoạt động kinh tế của con người ở HM.

+  Nguyên nhân làm cho HM ngày càng mở rộng và hướng khắc phục.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động kinh tế của con người ở HM, các biện pháp cải tạo hoang mạc, chống hoang mạc hóa….

 

*************************************

 

Một số hình ảnh trong tiết dạy thể nghiệm

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 1.312
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 12
Tháng 04 : 142
Năm 2024 : 13.649